VĂN

Bất Ngờ Trên Đường Làm Nghệ Thuật

VŨ QUANG MINH

Mấy hôm nay tôi đang tự dỗ dành mình hãy vẽ đi sốt ruột nhìn lại tôi đã nghĩ vẽ 6 tháng rồi vì bịnh và cũng muốn thay đổi cách làm việc mà đã 15 năm qua tôi vẫn liên tục mơ ước :VẼ TRANH SÁNG TÁC-Lúc nào cũng thế vẽ cho khách lấy liền đễ sống nhưng trong thâm tâm vẫn mong có ngày không vẽ như thế nữa mà ngồi ở nhà sáng tác tranh có giá trị ,vì bất cứ Họa sĩ nào cũng có những tác phẩm sáng tạo mới cho riêng mình nhưng vì mình nghèo nên phãi vẽ chân dung cho khách lấy liền để có tiền liền sống cái đã, nhưng khi vẽ như thế bận rộn hết ngày nên không có thì giờ vẽ tranh sáng tác. Thế cho nên việc vẽ tranh sáng tác như một ước mơ để đó nó ngấm ngầm nung nấu tâm can, chỉ mong có thì giờ là vẽ liền tranh sáng tác. Nay đã có thì giờ nhưng đột nhiên bất ngờ những cái mới xuất hiện trong đầu mình thật lạ lùng.

1- Vẽ gì đây? một câu hỏi tưởng dễ nhưng thật gay go, vì lâu rồi mình cứ nghĩ sẽ vẽ những tác phẩm vĩ đại như những hoa sĩ thiên tài trên thế giới xưa nay, nhưng khi ngồi trước giá vẽ mới tự hỏi vẽ cái gì? Ngồi trước giá vẽ mà không vẽ được nên đầu óc quay cuồng những ước mơ dằn vặt đay nghiến thôi thúc hãy vẽ đi chứ ! Bao nhiêu năm cứ miên man mường tượng sẽ vẽ tranh này tranh khác, nhưng vì không cầm cọ vẽ nên tưởng vẽ sẽ dễ, và cứ yên trí với sự tự tin là cầm cọ là vẽ được liền, tự tin vì mình đã trên 30 năm cầm cọ không ngừng nghĩ. Nào ngờ nay tôi mới thử vẽ một số tranh, thì một cảm giác bối rối chợt đến vì những gì mình vẽ đã có người vẽ rồi đẹp hơn cách mình vẽ chủ đề mình vẽ không lạ không độc đáo,hay hơi nhàm chán nhạt nhẽo .…tinh thần bắt đầu một thoáng hoang mang, hỗn loạn…

2- Vẽ tĩnh vật ?-mọi khi mình cứ nghĩ vẽ tĩnh vật là dễ là tầm thường, mình đã sưu tầm một số đồ cổ đẹp, lạ mắt đủ cỡ có đến 500 mẫu để làm tài liệu vẽ nhưng khi vẽ mới thấy chới với, không ngờ khi vẽ tĩnh vật mới thấy khó vì vẽ những thứ bằng đồng, bạc cũ, mới …. những bóng sáng thật bất ngờ và lạ kỳ vì màu sắc phong phú ví dụ qua những vật mẫu bằng đồng, chỉ nguyên màu của đồng không thôi đã có cỡ 10 màu khác nhau, may mình mở sách đã có người vẽ nhiều về đồ bằng đồng bằng bạc,bằng sắt nhưng mình thấy nó khác với những gì mình nhìn thấy trực tiếp nơi mẫu thật, đúng ra họ cũng đơn giản bớt đi nhiều về màu sắc kim loại .Chưa hết ( Back ground )phông nền đàng sau hình mẫu – ra sao ?Tôi còn nhớ một họa sư người Đại hàn nói :chỉ cần nhìn cái phông của tranh cũng biết tài năng của người vẽ giỏi hay dở có kinh nghiệm hay không .

3- Vẽ người khỏa thân ôi lại khó tràng giang đại hải ,vì lột tả cái sống động và màu da người ta thật là khó-mặc dù mình cũng đã vẽ nhiều về người -, mình đâu có nghĩ nó khó như vậy .ngoài ra bố cục động tác người mẫu sao cho mới lạ thì tranh mới có giá trị .Trong khi nhìn đâu cũng thấy người khác đã khai thác hết các động tác rồi .

4- Vẽ phong cảnh thật quá ư là phong phú, mình vẽ cảnh cũng quen qua mấy chục năm nay rồi, vẽ đủ mọi kích thướt rồi không có gì khó lắm .Nhưng vẽ cảnh nào để có giá trị độc đáo riêng của mình đây? khó khăn diệu vợi .

Ngồi vẽ một chút lại thấy mệt chán nản, đầu óc như đi vào bế tắc, mình lại đứng lên đi ra vườn, cái vườn rộng của mình có thể nói là một bộ sưu tập các cây cảnh quý hiếm trên 10 năm chăm sóc – mà ra vườn lại thấy nhiều việc của vườn cần làm mà làm hết ngày cũng không xong nên chưa vẽ được gì. Lại tự nhủ lòng thôi để mai vẽ rồi mai lại có chuyện khác phải làm nên cũng chẳng vẽ được. Mặc dù mình đã viết một khẩu hiệu để tự nhắc nhở là :- mỗi ngày vẽ một bức tranh.-đúng là nói thì dễ làm thì khó dẫn người thì dễ mà dẫn mình thì khó .

Cứ tự nhủ, cứ tự hứa hẹn, cứ tự an ủi, khuyến khích một mình :-những tác phẩm đang lởn vởn trước mặt nhưng vẫn còn trong tưởng tượng những lời ngợi khen những tràng vỗ tay, những bài báo phê bình tưng bừng …để đời -cũng còn xa vời.

Tôi suy nghĩ loanh quanh tự bối rối một mình :-không lẽ cứ đứng một chỗ như thế này mãi thì nhuệ khí tiêu tan, hào hứng ban đầu sẽ mất và mất luôn uy tín đối với mọi người và nhất là lũ con của mình có nghĩa là mình sẽ không còn hướng dẫn chúng nó được nữa. Cho nên mình phải gấp gáp thành công trong con đường sáng tác ngay bây giờ bằng những tác phẩm nặng ký .. .Mình có một kinh nghiệm là nếu muốn dẫn dắt người khác làm một việc gì thì chính mình phải thành công trước cho người ta thấy sự thành công của mình mới thuyết phục được người khác .

Mình bắt đầu vẽ những tranh tĩnh vật qua các mẫu như bình cổ và những vật dụng mua được từ các chợ trời như mặt nạ, chìa khóa, quạt bằng đồng những bình, hũ cổ bằng gốm, thủy tinh, gỗ ….những vật liệu mẫu đó đã quyến rũ tôi và cho tôi một ngạc nhiên về óc tưởng tượng của những người sáng tạo ra chúng và khi vẽ chúng ra mới thấy khó giống và khó đẹp …(tôi quan niệm giống là đẹp) vẽ như thế đó mới là sáng tạo không mang tiếng là bắt chước ai.

Tôi đã dùng những tấm bìa của các tập vẽ sau khi vẽ hết giấy trong ruột, có kích cỡ 18×24 tôi cất để dành bấy lâu nay đem ra sơn lại và vẽ thử bố cục. Chợt thấy nhiều cái mới từ các mẫu có màu sắc lạ cho đến hình thù cầu kỳ, những cái đó làm cho mình vừa lo vừa thích thú, lo là làm sao diễn tả hết cái đẹp của chúng và thích thú vì chưa thấy ai vẽ những mẫu này. Trong những khó khăn và những thất bại tôi lại có cảm giác thích thú tôi tự thấy mình trưởng thành trong việc tìm ra những cái mới lạ sự kiện đó đã thay đổi những suy nghĩ sẵn có trong tôi là cái gì cũng tưởng là dễ.

Muốn tranh hoàn hảo mình vẽ rồi cất để đó lúc khác coi lại -trong khi đó cứ bắt đầu vẽ những bức khác – mỗi khi coi lại liền có ý tưởng mới thêm vào một chút này, thay đổi một chút kia, có khi ý tưởng mới đột nhiên đến làm mình vẽ lại bức khác với bố cục mới vì nhờ các thay đổi đó mới có bức tranh bắt đầu coi được.

Nay tôi chợt khám phá ra là khi tôi biểu mấy đứa con tôi vẽ mà chúng nó chẳng biết làm gì cả, tôi nghĩ sao chúng ngu thế thì nay tôi mới thấy mình chẳng biết khởi động ra sao mặc dù trong lòng hối hả muốn làm một cái gì. .Tôi tự cười chính mình về những cái tầm thường mà không biết .

Tự tôi rút ra một kinh nghiệm bản thân là cứ cầm cọ vẽ tự nhiên thì cảm hứng đến và vẽ tiếp tục cho tới khi mệt cho nên số lượng tranh của tôi nhiều chứ không nên chờ hứng mới vẽ. Tôi có một quan niệm vẽ như một việc làm của công sở, việc đó phải làm ngay mà không chờ có hứng mới làm .

Vẽ cũng như viết văn cứ viết bừa ra cứ vẽ bừa ra những gì thoáng chợt đến trong đầu mình một cách tình cờ bất ngờ không cần vội nghĩ nó đẹp hay xấu đúng hay sai càng lạ càng tốt sau đó sửa từ từ sẽ đẹp.

Sở dĩ có được quan niệm làm việc đó là vì tôi rút ra từ sự thất bại của cậu em tôi hắn là họa sĩ ở bên Đức quốc mặc dù hắn có tài nhưng không có tranh sáng tác trưng bày vì hắn chỉ vẽ được khi có hứng. Tôi để ý thấy có khi cả tháng hắn không vẽ được gì cả vì không có hứng vì hắn phải chờ hứng đến mới vẽ. Hắn đã gần 60 tuổi rồi mà vẫn chưa thành công. Hắn uống bia và hút thuốc nhiều hàng ngày, năm này qua năm khác để tìm hứng. Không biết đến bao giờ nó mới có tranh bán ?

Khó khăn nào rồi cũng qua đi nay tôi đã vẽ được cả chục bức tranh nhưng tự thấy chưa đi sâu vào chi tiết nên tôi chưa ưng ý. Cách làm việc của tôi là bày cả một hàng tranh đã vẽ ra có khi tôi thích sửa bức này, có khi tôi sửa bức khác, từ từ bức nào cũng được sửa mà sửa nhiều lần nhìn thấy dễ coi hơn trước .

Một lúc nào đó tôi phải đem những bức tranh này ra ngoài nắng kiểm soát lại vì kinh nghiệm khi để tranh dưới nắng sẽ thấy nhiều nét cần sửa và khi sửa tranh ở ngoài nắng mà thấy đẹp rồi mà đem vô trong nhà thì tuyệt đẹp.

Hôm nay tôi mới nhận thấy một điều là sau cả năm trời ngồi nhìn, mân mê những mẫu tĩnh vật để lựa cái nào đứng chung với cái nào, đột nhiên mới phát hiện ra một điều lạ lùng :

-Những tĩnh vật này chúng có một cuộc đời riêng cũng sanh ra và một thời được nâng niu. Chúng có một ngôn ngữ đặc biệt trong thầm lặng, chúng có một vóc dáng lạ lùng hay diễm lệ do bàn tay và khối óc phong phú của nghệ nhân, nhiệm vụ của chúng là làm đẹp cuộc đời. Chúng cũng có một thời được yêu quý, có nét đẹp rực rỡ của thời thanh xuân rồi già cũ hoen rỉ xám xịt …nên bị chán bị bỏ quên cuối cùng bị hủy diệt. Chúng cũng có nỗi vui, niềm hoan lạc lúc còn mới được đăt chỗ trang trọng nhưng sau một thời gian bị rơi vào quên lãng, người chủ không còn nữa rơi vào tay người khác và bị vứt bỏ đem ra chợ trời nằm lăn lóc, bán rẻ có khi chỉ bằng 1 phần 50 giá trị ban đầu. Chúng như chứng nhân đứng nhìn những đổi thay cuộc sống của con người bên cạnh chúng và cuộc đời chủ của chúng. Tôi như nghe thấy chúng cựa mình nhẹ nhàng trong thinh lặng và nghe chúng nói chuyện với nhau, kể lể, thở than có khi não nề thê thiết. Chúng nói với nhau bằng một ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ của chúng ta, ngôn ngữ của chúng nhẹ như những tín hiệu điện tử vi tế mà tôi bắt gặp bằng những xúc động giao cảm tình cờ. Tôi đang đưa những mẫu thật của chúng sống, chết, vỡ nứt, héo úa, đổi màu …tang thương này lên tranh, tôi lắng nghe, nhìn thấy chúng tâm sự, tôi đã thuật lại cuộc đời, tâm sự của chúng lên tranh bằng màu sắc .Vẽ tĩnh vật mình phải nhập vào thế giới tĩnh vật mới hiểu được chúng ra sao mới nói lên được những gì chúng muốn nói .

-Phải có khung mới tăng giá trị tranh và đẹp Mỗi khi đi đâu gặp ai bán rẻ các khung hình hay vải bố để vẽ tranh tôi mua về để dành vẽ cho bớt tốn nhờ vậy mới vẽ được nhiều. Thấy khung, thấy vải để vẽ (canvas) cũng như dân ghiền thấy sì ke .

-Mỗi khi vẽ xong một bức tranh bất cứ loại nào, tôi đều thấy thích tác phẩm đó cứ muốn ngồi nhìn hoài một cách thích thú. Trong lòng thấy vui hẳn lên, tự khen mình, phục mình : sao hay thế, tài thế, thật không ngờ mình có thể vẽ được như vậy …Mình tự cười mình sao trẻ con quá vậy. Nay tôi mới hiểu lời người xưa nói :- vợ người thì đẹp văn mình thì hay hay tranh mình thì đẹp –hay mèo khen mèo dài đuôi-.là vậy .Chủ quan trong văn học nghệ thuật có khi là cái hay nhưng có khi là một khuyết điểm.

-Mỗi tác phẩm vẽ ra đều có một ẩn ý dấu trong đó mà mình biết chắc rằng ít có ai hiểu ý của mình càng lúc mình càng thấy rằng người đời sẽ không hiểu chủ ý của mình –vì thế mỗi bức tranh nên kèm theo một lời thuyết minh -Nếu mình có tiền đủ sài thì tranh đó mình sẽ không bán bản gốc có chăng bán bản copy mà thôi.

-Công chúng muốn gì thưởng ngoạn gì, thích tranh gì -thật mơ hồ. Tranh như thế nào thì giá trị cũng mơ hồ. Tác phẩm vẽ làm sao thì bất tử cũng mơ hồ .Mai sau giới thưởng ngoạn ái mộ cái kiểu gì cũng mơ hồ. Nghệ thuật vì nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh cũng mơ hồ .

-Sự nghiệp của người họa sĩ có thể ví như một người đang đem cuộc đời mình ra đánh một canh bạc, thắng ít thua nhiều. Nhìn chung đa số họa sĩ là người thua cuộc, chết âm thầm trong bóng tối âm u hoang liêu nhưng họ vẫn cứ đam mê chơi tiếp canh bạc trong mê sảng nhiều khi vô vọng tức là không được người đời ngưỡng mộ. Cũng vì họa sĩ thường không để lại lời giải thích nên không ai hiểu tác giả muốn nói gì trong tranh. Nếu người họa sĩ bỏ dở dang không sáng tác nữa là bỏ sân chơi là đồng nghĩa với cái chết mặc dù cái thân vẫn còn dật dờ sống ở đâu đó và cũng là một hình thức thua cuộc âm thầm đắng cay. Người thua cuộc ở bất cứ lãnh vực nào luôn luôn cay đắng và bị đời lãng quên .

VŨ QUANG MINH

9-16-2009